ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • Nữ cán bộ Mặt trận tiêu biểu

    Nhiều năm tham gia làm công tác Mặt trận, chị Lò Thị Hiêng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên là một tấm gương tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực trong công tác Mặt trận và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

    Mường Thanh là phường trung tâm của thành phố Điện Biên Phủ, là địa bàn tập trung nhiều cơ quan, công trình trọng điểm của tỉnh, công tác Mặt trận do đó cũng có những đặc thù riêng biệt, là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, chị Lò Thị Hiêng cũng gặp những khó khăn ban đầu khi mới nhận nhiệm vụ, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh trên địa bàn trong việc thực hiện các nội dung đô thị văn minh và chấp hành các chủ trương của tỉnh về đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng... Trải qua 2 nhiệm kỳ, công tác Mặt trận của phường Mường Thanh đã có những chuyển biến tích cực được Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Điện Biên Phủ và cấp ủy phường ghi nhận, đánh giá cao.

  • Câu chuyện thoát nghèo từ cây dong của người cán bộ Mặt trận xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông

    Sinh ra và lớn lên tại bản Háng Trợ, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông, anh Vàng A Sùng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Pu Nhi hiểu rõ cuộc sống nhọc nhằn và những vất vả khó khăn của người dân nơi rẻo đất vùng cao quê hương mình. Những năm trước đây, bản của Sùng hay xã Pu Nhi nói chung là một trong những điểm nóng về tệ nạn ma túy và an ninh trật tự, cái nghèo, cái đói cũng theo đó mà xâm lấn vào cuộc sống của bà con người Mông đã định cư hàng trăm năm ở đây.

  • Tấm gương Trưởng ban Công tác Mặt trận uy tín tại khu dân cư

    Mỗi người cán bộ Mặt trận cơ sở, bằng cách riêng của mình, đang góp phần tập hợp thành công sức mạnh đoàn kết toàn dân, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Ở họ có một điểm chung nhất là lòng nhiệt tình với công việc cộng đồng, luôn gắn bó với nhân dân, không ngại khó khăn, vất vả. Hiệu quả từ công việc của họ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

  • Quàng Văn Tẩn - người Cán bộ Mặt trận làm kinh tế giỏi

    Kinh tế tư nhân luôn luôn là một trong những thành phần kinh tế quan trọng nhất trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là quan điểm của Đảng đã được cụ thể hóa bằng Nghị quyết 10 ngày 03/6/2017. Đối với MTTQ Việt Nam và người cán bộ Mặt trận, điều đó cũng không ngoại lệ.

  • Hội nghị biểu dương già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu huyện Tủa Chùa lần thứ VIII

    Sáng ngày 31/10/2018, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Tủa Chùa phối hợp với Ban Chỉ đạo 160 của huyện tổ chức Hội nghị biểu dương già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu huyện Tủa Chùa lần thứ VIII(2013 – 2018). Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Nga - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, đồng chí Lò Xuân Nam - Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQVVN huyện, các đồng chí trong Ban chấp hành Huyện ủy, Ban chỉ đạo 160, lãnh đạo một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện và 150 vị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu đại diện cho 365 vị già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tiêu biểu huyện Tủa Chùa.

  • Tuổi trẻ BĐBP Điện Biên: Tổ chức cắt tóc miễn phí cho học sinh và nhân dân trên địa bàn các xã biên giới

    Hưởng ứng phong trào “Thanh niên Bộ đội Biên phòng rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, quyết thắng” giai đoạn 2017 - 2022 trong BĐBP tỉnh, bằng những việc làm thiết thực, sáng tạo Đoàn Thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện mô hình “Tay kéo Biên phòng” tại các đơn vị cơ sở để cắt tóc miễn phí cho nhân dân, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. 

  • Vừ A So - tấm gương người cán bộ Mặt trận trong phát triển kinh tế hộ gia đình

    Mất hơn 1km đường mòn quanh co qua những ruộng nương từ trung tâm bản Hồng Ngài, chúng tôi đến ngôi nhà tạm của anh Vừ A So - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa. Nói là tạm bởi vì nhà của anh So vốn không phải ở đây, ngôi nhà gỗ này được dựng lên với mục đích phục vụ cho việc phát triển kinh tế của gia đình. Từ đây có thể nhìn bao quát toàn cảnh dòng Sông Đà đang lặng yên chảy quanh, địa điểm có lẽ đã được anh So chọn lựa kỹ càng vì rất phù hợp với mô hình nuôi cá lồng trên sông của gia đình.

  • Bà Giàng Thị Chống - người có uy tín bản Lùng Thàng 2, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà

    Từ trung tâm xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, sau hơn nửa giờ đi xe, chúng tôi đến nhà bà Giàng Thị Chống - người có uy tín bản Lùng Thàng 2. Ngôi nhà nhỏ gây ấn tượng mạnh với chúng tôi vì độ cao và cái nhìn bao quát khắp những đỉnh núi xung quanh.

  • Huổi Mí - vươn mình vượt qua những khó khăn

    Đường lên Huổi Mí, xã xa nhất của huyện Mường Chà là quãng đường dài với hơn 4 giờ đồng hồ xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ. Chúng tôi vừa đi, vừa ngắm nhìn những cuộn mây dưới chân mà tự hỏi không biết Huổi Mí cao đến chừng nào. 

  • Ông Giàng Dũng Hầu, người có uy tín bản Hua Huổi Luông, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay

    Đặt chân đến thị xã Mường Lay, chúng tôi không khỏi bồi hồi trước khung cảnh sông núi hòa cùng nước hồ trong xanh như tấm gương phản chiếu một hình ảnh tuyệt đẹp. Chỉ mới vài năm trước, nơi đây còn là một công trường ngổn ngang và nhiều tất bật, giờ đây đã là một địa điểm níu chân du khách mỗi lần đi qua.

  • 1-10 of 20<  1  2  >