ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • Kế hoạch giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh năm 2018
  • Thời gian đăng: 4/23/2018 2:28:14 PM
  • ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

    TỈNH ĐIỆN BIÊN

    BAN THƯỜNG TRỰC

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Số: 101/KH-MTTQ-BTT

              Điện Biên, ngày 05 tháng 12  năm 2017

     

     

    KẾ HOẠCH

    Giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

     và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh năm 2018

     

    Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN); Điều lệ MTTQVN; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành kèm theo “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”;Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tiễn,

    Sau khi hiệp thương với các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh năm 2018 như sau:

    A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

    1. Phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.

    1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với nhiệm vụ giám sát.
    2. Tổ chức triển khai công tác giám sát vừa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhấttrong hệ thống MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, vừa bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. 
    3. Việc tổ chức triển khai thực hiện từng chương trình giám sát bảo đảm đúng kế hoạch, nội dung đã đề ra; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát; có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; bảo đảm khách quan, công khai, hiệu quả, thiết thực.

    B. NỘI DUNG THỰC HIỆN

    I. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DO BAN THƯỜNG TRỰC ỦY BAN MTTQ TỈNH CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

    1. Nội dung các cuộc giám sát

    1.1. Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong các cơ sở chế biến nông sản

    - Thời gian thực hiện: Tháng 4/2018.

    1.2. Giám sát việc thực hiện một số chính sách tín dụng cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh

    - Thời gian thực hiện: Tháng 5/2018.

    1.3. Giám sát việc thu, chi các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh

    - Thời gian thực hiện: Tháng 9/2018.

    1.4.Giám sát việc thực hiện pháp luật về công khai các kết luận thanh tra trên địa bàn tỉnh

    - Thời gian thực hiện: Tháng 10/2018.

    2. Thành phần phối hợp giám sát

    Các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    II. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT DO CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TỈNH CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

    1. Hội Nông dân tỉnh chủ trì giám sát 01 nội dung:

    Giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; sản xuất, kinh doanh phân bón)

    - Thời gian thực hiện: Tháng 3/2018.

    - Thành phần phối hợp giám sát: Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    2. Hội Cựu chiến binh tỉnh chủ trì giám sát 01 nội dung:

    Giám sát việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hội viên cựu chiến binh ở cơ sở xã, phường, thị trấn

    - Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018.

    - Thành phần phối hợp giám sát: Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    3. Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì giám sát 01 nội dung:

    Giám sát an toàn thực phẩm tại các chợ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống

    - Thời gian thực hiện: Tháng 7/2018.

    - Thành phần phối hợp giám sát: Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    4. Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì giám sát 01 nội dung:

    Giám sát việc thực hiện một số quy định của Bộ luật lao động, Luật Công đoàn tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

    - Thời gian thực hiện: Tháng 8/2018.

    - Thành phần phối hợp giám sát: Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    5. Tỉnh đoàn Điện Biên chủ trì giám sát 02 nội dung:

    5.1. Giám sát việc thực hiện quy chế cán bộ đoàn theo Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

    - Thời gian thực hiện: Tháng 9/2018.

    5.2. Giám sát việc thực hiện Chỉ thị 42 -CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,  đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”.

    - Thời gian thực hiện: Tháng 11/2018.

    * Thành phần phối hợp giám sát: Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành có liên quan.

    C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

    - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy; thống nhất với HĐND, UBND trong triển khai các nội dung của kế hoạch.

    - Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trên cơ sở kế hoạch chung đã được duyệt xây dựng kế hoạch giám sát theo từng nội dung tại phần B đảm bảo theo Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết về các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    - Kinh phí tổ chức thực hiện do đơn vị chủ trì giám sát đảm bảo.

    - Cử người tham gia các đoàn giám sát khi được đề nghị.

    2. Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện

    - Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện lựa chọn những nội dung giám sát doỦy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp triển khai hoặc lựa chọn những vấn đề mà Nhân dân đang quan tâm, bức xúc. Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương mình triển khai thực hiện các chương trình giám sát khi có yêu cầu.

    - Chỉ đạo tăng cường hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ở cơ sở.

    - Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác giám sát, báo cáo với cấp ủy đảng, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh; thông báo với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp.

    3. Chế độ thông tin, báo cáo

    Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12) xây dựng báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh (qua Ban Dân chủ - Pháp luật) để tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

    Trên đây là Kế hoạch giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong năm 2018.

     

    Nơi nhận:

    - BTT UBTWMTTQVN (b/c);

    - Ban DC-PL UBTWMTTQVN (b/c);

    - Thường trực Tỉnh ủy (b/c);

    - Thường trực HĐND, UBND;     

    - Lãnh đạo UBND tỉnh;

    - Ban Dân vận Tỉnh ủy;

    - Văn phòng ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;

    - Các tổ chức thành viên MTTQ VN tỉnh;

    - BTT UBMTTQ tỉnh;

    - Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố;

    - Các Ban chuyên môn, VP;

    - Lưu:VT, Ban DC-PL.

    TM. BAN THƯỜNG TRỰC

      CHỦ TỊCH

     

     

     

     

     

     

    Lò Văn Mừng