UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT - THÀNH CÔNG, THÀNH CÔNG, ĐẠI THÀNH CÔNG
  • Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
  • Thời gian đăng: 12/28/2022 3:19:33 PM
  • Sáng 28/12, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

  • Chủ trì Hội nghị có ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Tham dự Hội nghị có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Võ Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và gần 2.500 đại biểu tại các điểm cầu.

    Tại điểm cầu tỉnh Điện Biên, ông Phạm Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì Hội nghị; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên Ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

    Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giám sát, phản biện xã hội trong tình hình mới, phát huy nhiều hơn nữa vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, tạo sự chuyển biến căn bản, rõ rệt, nâng cao chất lượng, hiệu quả, công tác giám sát, phản biện xã hội, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập, ngày 26/10/2022 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã Ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để MTTQ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ giám sát, phản biện trong thời gian tới.

    Để triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ban Bí thư theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW, Đảng đoàn MTTQ Việt Nam đã chỉ đạo Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xây dựng Kế hoạch cụ thể trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp triển khai thực hiện Chỉ thị hiệu quả.

    z1895.jpg

    (Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu quán triệt nội dung của Chỉ thị)

    Quán triệt nội dung của Chỉ thị của Ban Bí thư, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu cho biết, từ nội dung của Chỉ thị, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định rõ, cụ thể 3 nội dung chỉ đạo trong Chỉ thị:

    Nội dung chỉ đạo thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnhcông tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, công tác giám sát, phản biện xã hội. Kịp thờithông tin về hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân; về đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

    Các cấp uỷ, tổ chức đảng tạo điều kiện thuận lợi để MTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Hằng năm, ban thường vụ cấp uỷ cho ý kiến về chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam cùng cấp, đồng thời chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền khẩn trương, nghiêm túc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội. MTTQ Việt Nam định kỳ báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân cùng cấp thảo luận, có ý kiến để các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị. Người đứng đầu cấp uỷ trực tiếp chỉ đạo công tác giám sát, phản biện xã hội, xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, một giải pháp căn bản để thực hiện hiệu quả phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".

    z1896.jpg

    (Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên)

    Nội dung chỉ đạo thứ hai

    Cũng theo Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu, nội dung tiếp theo mà Chỉ thị nhắc tới là nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hoá kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò giám sát của Nhân dân (giám sát trực tiếp và giám sát thông qua MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội); trách nhiệm trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau giám sát; cơ chế tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; cơ chế để MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử; chế tài xử lý tổ chức, cá nhân không hợp tác, gây khó khăn, cản trở hoạt động giám sát, phản biện xã hội hoặc lợi dụng quyền giám sát, phản biện xã hội để gây tổn hại cho tổ chức, cá nhân. Quy định kinh phí bảo đảm cho MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội.

    Nội dung chỉ đạo thứ ba, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức giám sát, phản biện xã hội theo hướng: Chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, những vấn đề dư luận xã hộiquan tâm, bức xúc. Tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và Nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội theo quy định.

    Phát huy vai trò chủ trì, tính chủ động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; tăng cường phối hợp, hiệp thương thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch giám sát, phản biện xã hội. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, bản lĩnh, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức tư vấn thuộcỦy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên. Có cơ chế động viên, khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người có kinh nghiệm thực tiễn, người có uy tíntrong các dân tộc, tôn giáo và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, nhân rộng mô hình hay, kinh nghiệm tốt

    Nhấn mạnh năm 2023 là năm đầu tiên triển khai Chỉ thị với khối lượng nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp rất lớn, là nhiệm vụ trọng tâm và phải được ưu tiên triển khai bài bản, toàn diện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Lê Tiến Châu đề nghị hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cần bám sát Kế hoạch triển khai Chỉ thị 18-CT/TW với 11 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, từ đó triển khai nội dung, nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể và thời gian, lộ trình thực hiện phù hợp để triển khai toàn diện các nội dung, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giám sát, phản biện xã hội và phát huy quyền làm chủ, phát huy trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội.

    Tại Hội nghị, đại biểu tại các điểm cầu đã cùng tham gia thảo luận, nêu ý kiến và đề xuất, bổ sung một số nội dung, giải pháp hoàn thiện dự thảo vào kế hoạch góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới.

  • Tác giả: Lưu Hoài Nam - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên
  • Mường Lay tổ chức điểm “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại khu dân cư tổ 4, phường Sông Đà
    54 TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI BÁO CHÍ TOÀN QUỐC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC LẦN THỨ TƯ, NĂM 2022 - 2023
    Huyện Mường Nhé: Tổ chức điểm “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư năm 2023
    Huyện Tủa Chùa: Tổ chức điểm “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2023
    Huyện Nậm Pồ: Tổ chức điểm “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2023 tại bản Pa Tần, xã Pa Tần
    Tuần Giáo: Tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại bản Háng Khúa, xã Phình Sáng
    Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mường Nhé giám sát việc thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn huyện
    Huyện Tuần Giáo: Tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2023
    Huy động sức mạnh cộng đồng xây dựng Nhà văn hóa bản Hin Óng, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông
    Thị xã Mường Lay phát động Tháng cao điểm "Vì người nghèo" năm 2023
    471-480 of 2360<  ...  43  44  45  46  47  48  49  50  51  52  ...  >
  • Website Tỉnh, Thành phố
  • Website Bộ, Ngành
  • Liên kết khác