|
Chiều 02/3/2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
(Đ/c Lò Văn Mừng – UVBTVTU, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại hội nghị)
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 59 điều. Phạm vi điều chỉnh cụ thể: Quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bao gồm đơn vị hành chính cấp xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; doanh nghiệp, tổ chức hợp tác xã có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân.
(Đ/c Giàng Trọng Bình - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát biểu tại Hội nghị)
Hội nghị đã nghe 11 ý tham gia góp ý. Các đại biểu nhất trí việc cần thiết phải ban hành Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm xây dựng tốt hơn nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; các đại biểu đề nghị bổ sung phạm vi điều thêm các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quy định thêm trách nhiệm của Hội đồng nhân dân tỉnh và HĐND cấp huyện; có chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách tại cơ sở; quy định cụ thể hơn nữa việc xử lý vi phạm dân chủ ở cơ sở đối với cá nhân, tổ chức; một số quy định của dự thảo Luật khó thực hiện trong thực tiễn như: việc ủy quyền thực hiện dân chủ cơ sở bằng văn bản; việc công khai bằng hình thức niêm yết lại nhà văn hóa thôn bản nhất là vùng sâu vùng xa,…
(Đ/c Nguyễn Thị Phượng-Chủ tịch Hội Luật gia, Chủ nhiệm HĐTV Dân chủ pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đóng góp ý kiến tại hội nghị)
Các đại biểu cũng đề xuất thay đổi một số từ, cụm từ trong dự thảo để phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật…
Phát biểu kết thúc hội nghị, đồng chí Lò Văn Mừng cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu, các ý kiến đóng góp sẽ được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổng hợp cùng với ý kiến tham gia của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, cấp xã gửi về Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.