UỶ BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐOÀN KẾT, ĐOÀN KẾT, ĐẠI ĐOÀN KẾT - THÀNH CÔNG, THÀNH CÔNG, ĐẠI THÀNH CÔNG
  • 68 năm dưới ngọn cờ Đảng
  • Thời gian đăng: 10/10/2017 8:02:22 AM
  • Sau khi thành lập (10/10/1949), cùng với việc xây dựng cơ sở cách mạng, tranh đấu với địch, xây dựng các tổ trung kiên, đoàn thể cứu quốc, phá tề, tiễu phỉ, Ban Cán sự Ðảng Lai Châu cũng chú trọng củng cố, lãnh đạo nhân dân tập trung lao động sản xuất, phục vụ đấu tranh cách mạng. Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi đã giải phóng một vùng đất đai rộng lớn của Lai Châu, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Ðảng tỉnh, nhân dân vùng mới giải phóng đã khẩn trương khai hoang, phục hóa, ổn định sản xuất. Việc thực hiện chủ trương tạm chia, tạm giao ruộng chức, ruộng của việt gian, ruộng gái xòe cho những gia đình không có hoặc ít ruộng được nhân dân ủng hộ. Từ đó, việc sản xuất, trồng trọt đã có bước phát triển.

  • Tháng 10/1963 diễn ra sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ nhất, sau 14 năm thành lập Ban cán sự Ðảng tỉnh và sau 9 tháng tái thành lập tỉnh Lai Châu. Ðại hội đã nghiêm túc đánh giá những tiềm năng, thế mạnh, thuận lợi và khó khăn trên mọi lĩnh vực. Trong đó chỉ rõ những hạn chế của nền kinh tế, đó là: Nông nghiệp độc canh, lạc hậu, phân tán, mang nặng tính tự cấp tự túc; công nghiệp hầu như chưa có gì; thủ công nghiệp chủ yếu là nghề phụ của nông dân; giao thông kém phát triển... Từ đó, Ðại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 3 năm (1963-1965). Ðể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ, các cấp ủy đảng, chính quyền phát động phong trào thi đua yêu nước sâu rộng, liên tục trong nhân dân, các nông trường, xí nghiệp và lực lượng vũ trang. Cuối năm 1963, công trình Ðại thủy nông Nậm Rốm được khởi công xây dựng, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ ngành nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo vùng lòng chảo Ðiện Biên. Ðến cuối năm 1965, tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 71.870 tấn, tăng 7.912 tấn so với năm 1963; tốc độ phát triển hàng năm đạt 8,1%; giá trị công nghiệp tăng 5,3%.

    Ðồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Ðại biểu Quốc hội tỉnh cùng thành viên đoàn công tác tỉnh Ðiện Biên trồng cây lưu niệm tại Trung tâm Chuyển giao kỹ thuật Nông lâm nghiệp Nậm Hin, tỉnh U Ðôm Xay (nước CHDCND Lào). Ảnh: Ðức Toàn

    Qua 9 kỳ đại hội, Ðảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc trên địa bàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức đạt nhiều thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ðến Ðại hội lần thứ X - diễn ra trong thời gian khởi đầu của thế kỷ XXI (1/2001), đại hội đã đề ra phương hướng và mục tiêu 5 năm đầu tiên trong thế kỷ mới: Ðẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường một bước quan trọng về hạ tầng kinh tế-xã hội; phát triển lực lượng sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất; phấn đấu cơ bản xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong giai đoạn này, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp kịp thời, phù hợp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Trong đó có nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, xác định 500 bản đặc biệt khó khăn để ưu tiên nguồn lực đầu tư; nghị quyết chuyên đề về phát triển lâm nghiệp; nghị quyết về phát triển du lịch; nghị quyết về xuất nhập khẩu hàng hóa; nghị quyết về nâng cấp thị xã Ðiện Biên Phủ lên thành phố... Với sự quyết tâm của cán bộ và nhân dân, đến năm 2003, kinh tế tỉnh ta đã phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,9%/năm; tổng sản lượng lương thực đạt 209,5 nghìn tấn; bình quân lương thực đạt 330kg/người/năm; giá trị công nghiệp đạt 245 tỷ đồng; toàn tỉnh có 204 doanh nghiệp, 63 chi nhánh văn phòng đại diện doanh nghiệp ngoại tỉnh.

    Năm 2004, tỉnh Lai Châu (cũ) chia tách thành 2 tỉnh Ðiện Biên và Lai Châu. Hơn một thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Ðảng bộ tỉnh, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ðiện Biên đoàn kết vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế tăng trưởng và phát triển ổn định, GDP bình quân giai đoạn 2005 - 2010 đạt 11,6%; GRDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,12%. Năm 2016, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, ngành bám sát tình hình thực tiễn tại cơ sở, xử lý kịp thời các nhiệm vụ phát sinh nên cơ bản các mặt kinh tế - xã hội được duy trì và có bước phát triển, GRDP đạt 9.223,2 tỷ đồng, tăng 6,83%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng xác định: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 23,77% (giảm 1,08% so với năm 2015); công nghiệp - xây dựng chiếm 25,29% (tăng 0,03%); dịch vụ chiếm 48,48% (tăng 1,04%); thu nhập bình quân đầu người đạt 22,31 triệu đồng/năm, tăng 7,87%. Một số doanh nghiệp đã đầu tư theo mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản với người dân. Qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, bảo quản lúa gạo hàng hóa, chế biến các sản phẩm từ gạo chất lượng cao tại cánh đồng Mường Thanh và tăng thu nhập cho hộ nông dân trung bình từ 10 triệu đồng/ha trồng lúa.

    Bước vào năm 2017, năm “bản lề” thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song 9 tháng năm 2017 tỉnh ta đã thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.012 tỷ đồng, tăng 5,97% so với cùng kỳ năm 2016; vốn đầu tư phát triển đạt 6.012 tỷ đồng, tăng 9,17%. Toàn tỉnh gieo trồng gần 101.400ha cây hàng năm các loại, trong đó gần 26.900ha lúa nước; cây cao su đã cho khai thác mủ trên 616ha, dự ước 9 tháng khai thác đạt 210,2 tấn mủ khô; cây chè, cà phê phát triển ổn định; chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,76% so với năm 2016...

    Gần bảy thập kỷ qua, quan điểm đổi mới, huy động sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tập trung xóa đói, giảm nghèo đã được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhân dân các dân tộc tỉnh ta nỗ lực thực hiện và đạt nhiều thành quả. Ðể hoàn thành nhiệm vụ phát triển giai đoạn 2016 - 2020, trước hết phải thực hiện hiệu quả cải cách hành chính để rút ngắn thời gian, giảm chi phí, chống tiêu cực, tạo điều kiện thu hút đầu tư. Ðồng thời thực hiện tốt công tác quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thực tế địa phương. Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ và khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo.

  • Tác giả: Hà Nguyễn
  • Nguồn tin: http://www.baodienbienphu.com.vn
  • Mường Ảng: Hội nghị giao ban công tác Mặt trận các xã, thị trấn quý III năm 2020
    Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Điện Biên trao nhà Đại đoàn kết cho 6 hộ nghèo của 2 xã: Mường Lói, Na Tông
    Tuần Giáo: Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
    Giao ban công tác Mặt trận các huyện, thị xã, thành phố Quý III năm 2020
    Nậm Pồ: Lễ phát động phá nhổ cây lá Ngón
    Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri theo chuyên đề tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
    Tổ chức Tết trung thu năm 2020 cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tại các cơ quan trong trụ sở chung
    Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác phong trào quý IV
    Thành phố Điện Biên Phủ tổ chức Hội nghị giao ban công tác Mặt trận quý III năm 2020
    Mường Chà: Bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ cho các Trường ban công tác Mặt trận ở cơ sở
    1321-1330 of 2247<  ...  128  129  130  131  132  133  134  135  136  137  ...  >
  • Website Tỉnh, Thành phố
  • Website Bộ, Ngành
  • Liên kết khác