ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • Tấm gương Trưởng ban Công tác Mặt trận uy tín tại khu dân cư
  • Thời gian đăng: 6/14/2019 4:47:35 PM
  • Mỗi người cán bộ Mặt trận cơ sở, bằng cách riêng của mình, đang góp phần tập hợp thành công sức mạnh đoàn kết toàn dân, là cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Ở họ có một điểm chung nhất là lòng nhiệt tình với công việc cộng đồng, luôn gắn bó với nhân dân, không ngại khó khăn, vất vả. Hiệu quả từ công việc của họ góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

  • TAB2.JPG

    (Ông Tẩn A Bỉnh - Trưởng ban Công tác Mặt trận Thôn 1, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa - bên trái) 

    Trong chuyến công tác tại huyện Tủa Chùa, chúng tôi có dịp đến thăm nhà ông Tẩn A Bỉnh, Trưởng ban Công tác Mặt trận Thôn 1, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa. Ông Bỉnh sinh năm 1959, cả cuộc đời gắn bó với mảnh đất này, ông Bỉnh hiểu rất rõ từng phong tục, tập quán, nếp sống của người dân tộc Dao nên công tác tuyên truyền, vận động bà con chấp hành luật pháp rất thuận lợi. Với tính cách ngay thẳng, hiền hòa, ông được tín nhiệm làm Trưởng ban Công tác Mặt trận tại Thôn 1 từ hơn chục năm nay. Mọi công việc trong thôn ông đều có mặt, tích cực đóng góp sức lực vào việc chung, trong gia đình ông luôn giảng dạy, chỉ bảo cho con cháu những điều hay, lẽ phải.  

    Đến nhiệm kỳ này, nhận thấy bản thân đã có tuổi, ông nguyện vọng xin thôi làm công tác Mặt trận nhưng ngày thực hiện quy trình kiện toàn, đồng chí Chủ tịch MTTQ xã xuống tận bản và động viên ông tiếp tục làm thêm một nhiệm kỳ nữa, vì “bà con tín nhiệm quá!” Sự tín nhiệm ấy không hẳn chỉ là tình cảm của bà con, họ hàng, láng giềng dành cho nhau, mà đó còn là kết quả của sự nỗ lực xây dựng thôn bản bình yên nơi đây. Thôn 1 và Thôn 2 của xã Huổi Só là thôn “3 không”, là “không có người nghiện - không cờ bạc - không trộm cắp”, hơn nữa đây lại là 2 khu dân cư nằm ở trung tâm xã, mật độ dân cư tập trung, nhiều thành phần, có thể nói đây là kết quả tích cực đáng ghi nhận của chính quyền xã cũng như tập thể cán bộ thôn tận tâm, tận tụy như ông Bỉnh. Mô hình như 2 thôn này của xã Huổi Só cũng là mô hình “dòng họ bình yên” mà Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tủa Chùa đã và đang triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả.

    TAB1.JPG

    (Mỗi gia đình người Dao luôn có một khung cửi trong nhà)

    Bên cạnh những công việc nhiệm vụ được giao, với vai trò là Trưởng ban Công tác Mặt trận và cũng là một người con dân tộc Dao, ông Bỉnh luôn lo lắng, trăn trở về những nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc mình sẽ dần mai một đi. Đi dạo qua những ngôi nhà nơi đây, chúng tôi luôn bắt gặp một thứ đồ vật thân thuộc, đó là khung cửi dệt vải. Thứ đồ vật quen thuộc với nhiều dân tộc người Việt ta, nhưng với thế hệ trẻ người Kinh bây giờ có lẽ cũng đã trở nên xa xôi trong trí óc, với ngay cả dân tộc Thái và dân tộc Mông, hai dân tộc chiếm đa số trong các dân tộc tỉnh Điện Biên thì đó cũng không phải là hình ảnh dễ tìm kiếm. Nhưng ở đây, nhà nhà đều có một khung cửi dệt vải, ông Bỉnh nói nhà người Dao nào cũng có một cái khung cửi như thế này, tất cả quần áo truyền thống của dân tộc đều do những bàn tay phụ nữ người Dao tạo nên, khung cửi được hoạt động quanh năm, cứ có thời gian rảnh là chị em lại ngồi để dệt, nó là thói quen sinh hoạt, hay chính xác hơn là văn hóa đã ăn sâu trong tiềm thức. Ông Bỉnh nói, ngày nay con em mình “lười” hơn xưa, ngày trước thời của ông thì không mua sẵn sợi để dệt, mà trồng bông và quay bông lấy sợi dệt vải, bây giờ mua sợi thì tiện hơn, lại nhiều chất liệu hơn ngày trước, thói quen quay bông chỉ còn những người lớn tuổi làm. Trung bình mỗi năm, một gia đình người Dao dệt 5-6 bộ quần áo, nhà có điều kiện thì dệt nhiều hơn, và chỉ dệt để phục vụ cho người thân trong nhà chứ không đem bán.

    TAB3.JPG

    (Ông Bỉnh chỉ cho chúng tôi xem một quyển Nôm Dao, được coi là văn tự của người Dao)

    Tiếng nói dân tộc Dao hoàn toàn tách biệt và khác hẳn với tiếng nói của các dân tộc khác, về chữ viết thì không có, chỉ có một bộ phận người có tuổi hoặc gia đình có truyền thống về làm “lý” (hay còn gọi là “cúng”) như nhà ông Bỉnh thì mới được truyền lại những văn tự để tiến hành nghi lễ. Đó là những quyển sách bằng chữ Hán được “Dao hóa”, gọi là Nôm Dao, (mỗi quyển cho một nghi lễ khác nhau) nói về chữa bệnh, tang ma, cưới hỏi…gọi chung là những nghi lễ quan trọng của người Dao, trong đó có “Lễ cấp sắc” - được xem là lễ quan trọng nhất của người dân tộc Dao, nhà nào có con trai là phải làm lễ này, chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh, tùy điều kiện lễ có thể kéo dài từ 5-7 ngày. Ông Bỉnh nói năm ngoái có đoàn cán bộ của phòng Văn hóa huyện vào và bày tỏ mong muốn mở lớp dạy chữ và các phong tục của người Dao cho thanh niên và các em nhỏ, mời ông lên lớp để giảng. Đây là việc làm rất cần thiết để bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, đặc biệt là đối với những dân tộc ít người như tại nơi đây.

    TAB4.jpg

    “Cuộc sống bây giờ dù còn khó khăn, nhưng vẫn là khá hơn ngày trước rất nhiều rồi. Giờ chỉ mong muốn các con, các cháu học tốt để sau về làm giàu cho quê hương, giữ gìn những phong tục của dân tộc”, đó là chia sẻ của người Trưởng ban Công tác Mặt trận với chúng tôi. Tại những nơi như thế này, khi mà những thứ như công nghệ 4.0 hay mạng xã hội còn là điều lạ lẫm với số đông người dân thì tiếng nói của những người như ông Bỉnh chứa đựng một tầm ảnh hưởng lớn và vô cùng quan trọng trong việc gìn giữ, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng nói chung.

  • Tác giả: Đức Cảnh - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên
  • Phát động phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”: Phấn đấu cuối năm 2025, xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát của người nghèo trong phạm vi toàn quốc
    XÃ LUÂN GIÓI, HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG: TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ĐIỂM XÂY LÒ ĐỐT RÁC GIA ĐÌNH TẠI BẢN NA ẢN
    Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận kinh phí hỗ trợ an sinh xã hội hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Hội nghị thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự Đại hội Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Tuần Giáo, nhiệm kỳ 2024-2029
    XÂY DỰNG, CỦNG CỐ MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VÀ THỰC HIỆN ĐOÀN KẾT RỘNG RÃI LÀM CƠ SỞ PHÁT HUY SỨC MẠNH “THẾ TRẬN LÒNG DÂN” TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
    Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện đối với dự thảo Nghị quyết quy định định mức xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên
    Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Giao ban công tác Mặt trận quý I năm 2024
    Đảng bộ bộ phận Vụ Tài chính - Kế toán, Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam tri ân chiến sĩ Điện Biên, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Điện Biên
    Tỉnh Nghệ An hỗ trợ Điện Biên 1 tỷ đồng thực hiện mô hình sinh kế cho hộ nghèo
    Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị trấn Mường Chà lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029
    11-20 of 2087<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >