ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên 10 năm nhìn lại
  • Thời gian đăng: 5/19/2022 4:26:37 PM
  • Giám sát và phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vai trò giám sát và phản biện xã hội (GSPBXH) của MTTQ Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và được Đảng cụ thể hóa bằng “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” (Ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013, của Bộ Chính trị), cùng với việc Quốc hội ban hành Luật MTTQ Việt Nam năm 2015,... là những quy định quan trọng mở ra một bước ngoặt lớn trong nhận thức về GSPBXH của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội.

  • z1281.jpg

    (Giám sát việc xây dựng, thực hiện Hương ước, Quy ước)

    Những năm qua, vai trò GSPBXH của MTTQ Việt Nam đã được các cấp ủy, chính quyền các cấp trong Tỉnh coi trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của MTTQ để góp phần xây dựng và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kịp thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với thực tiễn; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, cách làm hay, những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.

    Từ những năm đầu còn lúng túng, khó khăn, công tác GSPBXH đã dần đi vào nề nếp, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, kết quả GSPB năm sau cao hơn năm trước. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tổ chức được 741 cuộc giám sát trong đó Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức 24 cuộc, cấp huyện 105 cuộc, cấp xã612 cuộc. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương, những vấn đề dư luận quan tâm, liên quan trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như: việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo; về bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của chính quyền, doanh nghiệp; thực hiện công khai các kết luận thanh tra; giám sát thông qua điều tra xã hội học về “Tham nhũng vặt” trong quản lý nhà nước về đất đai và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn chịu ảnh hưởng của đại dịch covid-19; việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ,…

    Sau giám sát MTTQ Việt Nam các cấp đã có đánh giá trung thực, khách quan những ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc để kiến nghị tới cấp ủy, chính quyền, các cơ quan liên quan xử lý, giải quyết. Tổng số đã kiến nghị 2.639 ý kiến, cấp ủy, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan cũng nghiêm túc xem xét các kiến nghị từng bước tiếp thu, điều chỉnh cơ chế, chính sách, đưa ra nhiều biện pháp khắc phục hạn chế, khó khăn, vướng mắc.

    Việc phát huy vai trò giám sát của Nhân dân thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2013 - 2021, các Ban TTND đã tổ chức 1.256 cuộc giám sát, kiến nghị 417 ý kiến, trong đó 341 ý kiến được xem xét, giải quyết; Ban GSĐTCCĐ thực hiện 1.325 cuộc giám sát, kiến nghị 329 ý kiến, trong đó 239 ý kiến được xem xét, giải quyết.

    Hoạt động PBXH cũng từng bước được triển khai có hiệu quả, đã tổ chức phản biện được 27 cuộc, tham gia 272 ý kiến phản biện.Các ý kiến phản biện về cơ bản được các cơ quan, đơn vị dự thảo tiếp thu sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh việc triển khai phản biện, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp còn tham gia góp ý hàng ngàn lượt văn bản dự thảo luật, nghị quyết, quy chế, quy định, các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương.Qua phản biện, góp ý của MTTQ đã góp phần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp khi áp dụng vào thực tiễn.

    z1282.jpg

    (Phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản)

    Ngoài những kết quả đạt được, công tác GSPBXH của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp còn những hạn chế, nhất là trong những năm đầu sau khi Quy chế giám sát được ban hành như: còn lúng túng trong quá trình lựa chọn nội dung giám sát; có nơi còn nhầm lẫn về đối tượng giám sát, giữa giám sát với kiểm tra;việc giải quyết và trả lời các kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện, xã còn chưa được quan tâm. Công tác PBXH chủ yếu mới thực hiện được ở cấp tỉnh, cấp huyện có tổ chức nhưng còn hạn chế, cấp xã chưa thực hiện được. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế là do năng lực tham mưu công tác GSPBXH của cán bộ MTTQ một số nơi còn hạn chế, việc tập hợp, quy tụ các thành viên tham gia PBXH còn khó khăn; số ít cấp ủy, chính quyền cơ sở còn nhận thức chưa đầy đủ về công tác giám sát của MTTQ, của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ nên đôi khi chưa tạo điều kiện tốt để hoạt động giám sát được hiệu quả.

    Sau 10 năm triển khai cho thấy, để có được hiệu quả trong công tác GSPBXH cần đảm bảo các yếu tố, điều kiện như sau:

    Thứ nhất, yếu tố đầu tiên đảm bảo cho hoạt động GSPBXH đạt hiệu quả là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực cấp ủy thông qua các văn bản chỉ đạo, quán triệt về công tác GSPBXH của MTTQ.

    Thứ 2,sự phối hợp và tạo điều kiện của HĐND, UBND các cấp trong đó có 2 yếu tố quan trọng đó là đảm bảo kinh phí triển khai; tham gia ý kiến, đề nghị các nội dung GSPBXH cho MTTQ, chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp để MTTQ hoàn thành nội dung GSPBXH theo kế hoạch đề ra.

    Thứ 3, phát huy vai trò của các tổ chức thành viên; vai trò của các Hội đồng tư vấn, các vị ủy viên Ủy ban, các ngành liên quan: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ phải là đơn vị chủ trì phát huy vai trò của các tổ chức thành viên nhất là các đoàn thể chính trị-xã hội, các thành viên Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, các vị ủy viên Ủy ban,... Đối với hoạt động PBXH cần nghiên cứu để có sự lựa chọn đúng người, đúng việc tham gia vào phản biện thì công tác phản biện mới đạt hiệu quả, bên cạnh đó luôn chủ động phối hợp trao đổi với các cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo phản biện để kịp thời có tài liệu để tổ chức phản biện theo quy định.

    Bên cạnh các yếu tố, điều kiện khách quan đảm bảo cho công tác GSPBXH nêu trên thì yếu tố quan trọng nhất và quyết định thành công của công tác GSPBXH chính là vai trò của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh. Được thể hiện như sau:

    Thứ nhất, phảichủ động, tích cực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy, sự hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; chủ động phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên và các ban ngành liên quan.

    Thứ hai, luôn quan tâm đẩy mạnh công táctuyên truyền thường xuyên liên tục các văn bản của Trung ương, tỉnh và của MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác GSPBXH để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của MTTQ trong GSPBXH. Triển khai tập huấn nghiệp vụ GSPBXH cho đội ngũ cán bộ MTTQ các cấp. Thực hiện kiểm tra kết quả triển khai công tác GSPBXH đối với MTTQ Việt Nam cấp dưới 2,5 năm/lần. Thường xuyên sơ kết, tổng kết gắn với biểu dương khen thưởng.

    Thứ ba, bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chủ động và có tinh thần trách nhiệm cao, phân công cán bộ chủ trì theo dõi tham mưu công tác GSPBXH.

    Thứ tư, nội dung cần GSPBXH nào cũng quan trọng tuy nhiên cần ưu tiên lựa chọn nội dung GSPB được Nhân dân và dư luận quan tâm có phạm vi ảnh hưởng lớn, liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân; lựa chọn số lượng và hình thức GSPBXH phù hợp với điều kiện thực tế của từng cấp.

    Đến hết tháng 5/2022, Ban Thường trực Ủy ban Trung MTTQ Việt Nam sẽ hoàn thành việc tổ chức các cuộc hội thảo khoa học tại 4 điểm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội và Quảng Ninh, tham gia có các nhà khoa học và Ủy ban MTTQ 63 tỉnh, thành để tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả 10 năm triển khai công tác GSPBXH trên cơ sở đó xây dựng Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GSPBXH của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Việc Chỉ thị được ban hành sẽ góp phần quan trọng đưa công tác GSPBXH của MTTQ Việt Nam nói chung, của MTTQ các cấp tỉnh Điện Biên nói riêng được nâng lên một tầm cao mới./.

  • Tác giả: Thu Hương - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên
  • Huyện Tủa Chùa: Tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
    Thị trấn Tủa Chùa: Tổ chức Đại hội Đại hội Đại biểu MTTQ Việt Nam thị trấn khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029
    Thành phố Điện Biên Phủ: Tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
    Huyện Mường Chà: Tổ chức tổng kết Đề án làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024)
    Huyện Tuần Giáo: Tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo huyện
    Hội nghị tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tổ chức các hoạt động tôn vinh, tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; phối hợp tổ chức Chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại Điện Biên
    CHỦ TỊCH ĐỖ VĂN CHIẾN LÀM VIỆC VỚI BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY ĐIỆN BIÊN: THỐNG NHẤT KẾ HOẠCH TỔNG KẾT ĐỀ ÁN 09 VÀ GẶP MẶT CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN
    Thành phố Điện Biên Phủ: Hội nghị tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thanh Minh
    Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án 09 trên địa bàn tỉnh
    Luật Đất đai: Các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
    31-40 of 2081<  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  ...  >