ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • Kế hoạch tổ chức phản biện đối với Dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên”
  • Thời gian đăng: 4/23/2018 2:47:24 PM
  • ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM

    TỈNH ĐIỆN BIÊN

    BAN THƯỜNG TRỰC

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

          Số: 118/KH-MTTQ-BTT

                 Điện Biên, ngày 28 tháng 3  năm 2018

     

     

    KẾ HOẠCH

    Tổ chức phản biện đối với Dự thảo “Quy định về loại phương tiện,

    hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên

    địa bàn tỉnh Điện Biên”

                           

    Căn cứ Luật MTTQ Việt Nam; Điều lệ MTTQ Việt Nam; Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; Thông tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc hướng dẫn quy trình giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; Kế hoạch số 117/KH-MTTQ-BTT ngày 15/3/2018 của Ủy ban MTTQ tỉnh về phản biện xã hội năm 2018, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức phản biện đối với dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh” như sau:

    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

    1. Mục đích

    Phản biện nhằm phát hiện những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa phù hợp, đồng thời kiến nghị những nội dung thiết thực, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

    2. Yêu cầu

    - Việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phản biện xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc, quy định của pháp luật;

    - Có sự phối hợp chặt chẽ trong hệ thống Mặt trận và giữa các tổ chức thành viên của MTTQ với các tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm khách quan, công khai, hiệu quả thiết thực và mang tính xây dựng;

    - Tôn trọng các ý kiến khác nhau, nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, của các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

    II. NỘI DUNG

    1. Cơ quan có dự thảo văn bản được phản biện: Sở Thông tin và truyền thông.

    2. Hình thức phản biện

    Gửi dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên”đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

    2. Thành phần tham gia phản biện

    - Chủ trì: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên

    - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đề nghị các tổ chức, cá nhân tham gia phản biện gồm: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch; các Đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh; Hội người cao tuổi, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư; thành viên 2 Hội đồng tư vấn Kinh tế-xã hội, Dân chủ -pháp luật; một số vị ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố; chuyên gia lĩnh vực); đại diện một số đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của Quy định.

    3. Thời gian phản biện

    Tháng 4 năm 2018. Trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên” từ Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ gửi văn bản cần phản biện đến các thành phần tham gia phản biện.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Phân công thực hiện

    1.1. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh

    - Trên cơ sở Kế hoạch phản biện đối với dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh nghiên cứu xây dựng định hướng cần phản biện xã hội gửi cho các thành phần tham gia phản biện.

    - Sau khi nhận được ý kiến tham gia phản biện của các cơ quan, cá nhân liên quan, trong thời gian 7 ngày tổng hợp xây dựng văn bản phản biện gửi Sở Thông tin và Truyền thông.

    - Theo dõi, đôn đốc việc tiếp thu giải trình đối với các ý kiến phản biện xã hội.

    1.2. Sở Thông tin và truyền thông

    Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh cung cấp dự thảo văn bản cần phản biện; nghiên cứu các ý kiến phản biện trên cơ sở văn bản phản biện của Ủy ban MTTQ tỉnh và trong thời hạn từ 7-15 ngày có văn bản trả lời Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh theo quy định.

    1.3. Các cơ quan, cá nhân tham gia phản biện

    Phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh thực hiện việc phản biện theo đề nghị. Gửi ý kiến phản biện về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đúng thời gian quy định.

    2. Điều kiện đảm bảo

    Kinh phí tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên” do Ủy ban MTTQ tỉnh đảm bảo theo quy định.

    Trên đây là Kế hoạch phản biện xã hội đối với “Quy định về loại phương tiện, hình thức và định mức hỗ trợ thiết bị nghe, xem cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên” của Ủy ban MTTQ tỉnh. Trong quá trình triển khai có vướng mắc đề nghị các cơ quan, cá nhân phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh để cùng giải quyết (qua Ban Dân chủ- pháp luật, ĐT: 3830216).

     

    Nơi nhận:

    - Ban DC-PL UBTWMTTQVN (b/c);

    - UBND tỉnh;

    - Sở TT&TT;

    - Các cơ quan, cá nhân tham gia PB;

    - BTT UBMTTQ tỉnh;

    - Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố;

    - Các Ban chuyên môn, VP;

    - Lưu:VT, Ban DC-PL.

    TM. BAN THƯỜNG TRỰC

     PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

     

     

     

     

    Giàng Trọng Bình