ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM CÁC CẤP TỈNH ĐIỆN BIÊN THI ĐUA THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI MTTQ VIỆT NAM TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA XII, NHIỆM KỲ 2019-2024
  • ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY
  • Thời gian đăng: 8/1/2018 10:45:05 AM
  • UBND TỈNH ĐIỆN BIÊN

    SỞ TƯ PHÁP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

    QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

    ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY

     

    Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi); Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 33/2015/L-CTN ngày 09/12/2015.Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13; Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.

    I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI CÁC TỘI VỀ MA TÚY

    Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 gồm 426 điều, được chia làm 3 phần, 26 chương. Trong đó, các tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XX, bao gồm 13 điều (từ Điều 247 đến Điều 259). Cụ thể, Chương này quy định các nội dung về:Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; Tội sản xuất trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển trái phép chất ma túy; Tội mua bán trái phép chất ma túy; Tội chiếm đoạt chất ma túy; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy; Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

    So với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS 1999), các tội phạm về ma túy quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS 2015) có một số điểm mới như Bộ Luật Hình sự 2015 đã tách Điều 194 Bộ Luật Hình sự 1999 quy định về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thành 4 tội riêng biệt đó là tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 249; tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 250; tội “Mua bán trái phép chất ma túy” được quy định tại Điều 251; và tội “Chiếm đoạt chất ma túy” được quy định tại Điều 252. Việc thay đổi này được dựa trên thực tiễn cho thấy việc gộp chung các tội danh trong cùng một điều luật gặp không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy.

    Bộ Luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đơn vị tính, các vụ án ma túy từ trước đến nay khi thu giữ được vật chứng đều được xác định bằng gam, kilogam,… đây chính là đơn vị tính khối lượng chứ không phải trọng lượng. Vì vậy Luật đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính.

    Một trong những nội dung mới quan trọng được quy định trong Luật là bổ sung việc xử lý vi phạm (hình sự) đối với việc buôn bán, vận chuyển các chất ma túy mới như chất XLR-11 (được tẩm ướp trong cỏ Mỹ) và lá cây Khat (có chứa chất ma túy Cathinone) vào cấu thành các tội phạm về ma túy (các Điều 248, 249, 250, 251, 252).

    II. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ VỀ MA TUÝ

    1. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy

    1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;

    b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi của người phạm tội là hành vi trồng các loại cây bao gồm: cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định. Hiện nay, đã xuất hiện một số loại cây mới có chứa chất ma tuý ngoài cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa, chẳng hạn như cây lá Khat, Cát đằng, cây Cacao, cây Ma hoàng, nho Nam Mỹ, Xương rồng Peru, Hoa Khổ ngải, Cỏ mơ, Nấm Amanita… Tuy nhiên, chỉ những cây nào có chứa chất ma tuý thuộc danh mục cấm do Chính phủ ban hành mới bị xử lí hình sự. Ví dụ: cây lá KHAT có chứa chất Cathinone thuộc Danh mục I - Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

    Hành vi trồng các đối tượng nói trên được hiểu là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch. Người phạm tội có thể tham gia thực hiện cả quá trình trồng cây từ việc làm đất, gieo trồng, chăm bón rồi thu hoạch. Tuy nhiên cũng có thể có trường hợp người phạm tội chỉ tham gia vào một khâu, một công đoạn trong quá trình trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy miễn sao mục đích mà họ hướng tới là nhằm trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

    Hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý nêu trên chỉ bị xử lí hình sự trong ba trường hợp sau đây:

    - Thứ nhất, người có hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý đã từng được cơ quan có thẩm quyền vận động, thuyết phục, nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt việc trồng cây và phá bỏ cây đã trồng, hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật 02 lần. Đồng thời, người trồng cây đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống như được Nhà nước hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt các loại cây khác như cây ăn quả, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa chất ma túy mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi trồng các loại cây trên.

    - Thứ hai, người thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý mà trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội trồng cây thuốc phiện, cây coca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý.

    - Thứ ba, người phạm tội đã thực hiện hành vi trồng các loại cây có chứa chất ma tuý với số lượng từ 500 cây trở lên. Trong các trường hợp này, người phạm tội sẽ bị xử phạt theo khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 247 là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu số lượng cây được trồng từ 3.000 cây trở lên, hoặc thực hiện việc trồng cây “có tổ chức” hay thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị xử lí theo khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2 Điều 247 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    Trong trường hợp “người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự” (khoản 4 Điều 247). Quy định mới này vừa thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, vừa thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với những người có hành vi trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy.

    Theo quy định tại Điều 247,người tử đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS khi thực hiện các hành vi được mô tả sẽ phải chịu TNHS nếu thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị Nhà nước cấm nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

    2. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy

    1. Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    e) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;

    i) Tái phạm nguy hiểm;

    k) Có 02 chất ma túy trở lên mà tng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Nha thuốc phiện, nha cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    d) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    đ) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;

    e) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam tr lên;

    c) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    d) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    đ) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy xâm phạm chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là các chất ma túy, tiền chất ma túy. Tiền chất ma túy là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.

    Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Sản xuất chất ma tuý được hiểu là những hành vi tham gia vào bất kỳ một công đoạn nào của quá trình tạo ra chất ma túy. Quá trình này có thể gồm nhiều công đoạn khác nhau và được tiến hành với các phương pháp, quy trình cũng như với các phương tiện, thiết bị khác nhau. Sản xuất ma tuý có thể được thực hiện với các phương pháp như:

    - Chiết xuất ma tuý được hiểu là tách lấy tinh chất ma tuý từ thảo mộc hoặc từ hỗn hợp chất bằng những phương pháp khác nhau. Chẳng hạn như chiết quả thuốc phiện để thu hỗn hợp nhựa rồi sau đó chế biến thành thuốc phiện.

    - Điều chế chất ma tuý là tạo ra chất ma tuý mới từ những chất đã có. Đó có thể là quá trình tinh lọc các chất ma túy hoặc tổng hợp ra các chất ma túy từ tiền chất ma túy đã có,…

    - Pha chế ma tuý là quá trình pha trộn các chất theo tỷ lệ hoặc theo công thức nhằm tạo ra hỗn hợp ma tuý nhất định để tạo ra chế phẩm có chứa chất ma túy ở thể rắn hay lỏng…

    Theo quy định tại Điều 248, hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi sản xuất trái phép, tức là sản xuất trái với quy định của Nhà nước. Sản xuất ma tuý được Nhà nước độc quyền và chỉ giao cho những cơ sở nhất định tiến hành sản xuất một số chất ma túy phục vụ cho các mục đích chung như sản xuất thuốc chữa bệnh,... Mọi hành vi sản xuất chất ma tuý ngoài các cơ sở được cấp phép hoặc mặc dù được cho phép nhưng đã sản xuất không đúng quy định đã được cấp phép đều được xác định là trái phép.

    Chủ thể của tội sản xuất trái phép chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 248. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người phạm tội sản xuất trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi sản xuất trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó.

    Ngoài khung hình phạt cơ bản thuộc khoản 1 với mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, Điều 248 còn quy định 3 khung hình phạt tăng nặng:

    Khung hình phạt thuộc khoản 2, phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng: Có tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Nhựa thuộc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR - 11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít; Tái phạm nguy hiểm; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

    Khung hình phạt thuộc khoản 3, phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau đây: Có tính chất chuyên nghiệp (được hiểu là người phạm tội đã nhiều lần sản xuất ma túy và lấy việc sản xuất ma túy làm nguồn thu nhập chính, nguồn sống chính của bản thân và gia đình); Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR - 11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

    Khung hình phạt thuộc khoản 4, phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi người phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau đây: Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao coca có khối lượng 05 kilôgam trở lên; Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR - 11 có khối lượng 100 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên; Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên; Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

    Ngoài hình phạt chính được quy định từ khoản 1 đến khoản 4, người sản xuất trái phép chất ma tuý còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung bao gồm: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    3. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

    1Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ đim b đến điểm h khoản này.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

    o) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Nhựa thuốc phiện, nha cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý xâm phạm chế độ quản lý các chất ma tuý của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm là ma tuý có thể bao gồm: lá thân, rễ, cây cần sa, quả cây thuốc phiện tươi, khô…

    Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả trong điều luật là hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý. Theo đó, hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý được hiểu là cất, giữ, giấu bất hợp pháp chất ma tuý ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, trong hành lí, cất giấu trong quần áo mặc trên người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma tuý.

    Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 249. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 250, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.

    Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 249. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi cất giấu, giữ ma tuý của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó.

    Điều 249 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết từ điểm a đến điểm i khoản 1.

    - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm o khoản 2.

    - Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    4. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

    1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nha thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    e) Qua biên giới;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    h) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    i) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc th tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam tr lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi vận chuyển chất ma tuý một cách trái phép. Vận chuyển trái phép chất ma tuý được hiểu là việc chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tuý từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện giao thông như ô tô, máy bay, tàu hoả…, có thể bằng đường bưu điện…, người phạm tội có thể để ma tuý vào trong người, cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách,v.v…).

    Hành vi vận chuyển trái phép chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 250. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”.

    Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma tuý là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi được mô tả trong Điều 250. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội thoả mãn quy định tại khoản 2, 3, 4 của Điều luật. Người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma tuý có lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện tội phạm, họ nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó.

    Điều 250 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết từ điểm a đến điểm i khoản 1.

    - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thoả mãn các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm p khoản 2. Trong đó cần lưu ý điểm đ khoản 2 quy định tình tiết “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội” được hiểu là việc người phạm tội sử dụng trẻ em dưới 14 tuổi để vận chuyển ma tuý hoặc sử dụng trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nhưng không phải là đồng phạm với người phạm tội vận chuyển.

    - Khung 3: Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội có các tình tiết tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm h khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    5. Tội mua bán trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy

    1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần tr lên;

    c) Đối với 02 người trở lên;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    đ) Li dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

    g) Qua biên giới;

    h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;

    q) Tái phạm nguy him.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi mua bán trái phép chất ma túy. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hiểu là:

    - Hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

    - Hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

    - Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

    - Hành vi dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

    - Hành vi dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

    - Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

    - Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.[1]

    Chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện một trong các hành vi được quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 251. Người phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội những vẫn mong muốn thực hiện những hành vi đó.

    Điều 251 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc khoản 1.

    - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội theo khoản 2. Trong đó, điểm e khoản 2 “sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”. Việc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi cần phân biệt rõ, nếu người phạm tội bán cho người đủ 14 đến dưới 16 tuổi mà những người này bị truy cứu TNHS với vai trò đồng phạm về tội mua bán trái phép chất ma túy thì không bị coi là tình tiết định khung hình phạt theo khoản 2 Điều này. Nếu người dưới 16 tuổi không bị coi là đồng phạm, họ mua để sử dụng hoặc bị truy tố về tội phạm khác thì người bán ma túy phải chịu TNHS về tình tiết “bán ma túy cho người dưới 16 tuổi”.

    - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 15 đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tặng nặng thuộc khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tặng nặng thuộc khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    6. Tội chiếm đoạt chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào chiếm đoạt chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;

    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    e) Nhựa thuc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

    g) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

    h) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

    i) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

    l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

    m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    n) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e đến điểm m khoản này;

    o) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các đim từ điểm a đến điểm g khoản này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào như trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên… chiếm đoạt chất ma túy của người khác.

    Hành vi chiếm đoạt chất ma tuý chỉ bị truy cứu TNHS nếu thoả mãn một trong số các tình tiết được quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 252. Các tình tiết này phần lớn quy định dấu hiệu về định lượng các chất ma tuý. Ngoài ra, cũng bị xử lí hình sự về tội phạm này nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 250 và 251 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm”

    Chủ thể của tội chiếm đoạt chất ma túy là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS, người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội này nếu thực hiện hành vi phạm tội theo khoản 2, 3, 4 Điều 252. Tội phạm này được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, họ nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

    Hình phạt được quy định tại Điều 252 bao gồm 4 khung hình phạt chính được quy định từ khoản 1 đến khoản 4:

    - Khoản 1: người phạm tội phải chịu mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết quy định từ điểm a đến điểm i khoản 1.

    - Khoản 2: hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm o khoản 2.

    - Khoản 3: hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng quy định từ điểm a đến điểm h khoản 4.

    Hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.  

    7. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam;

    c) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 75 mililít đến dưới 300 mililít.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa Cơ quan, tổ chức;

    đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;

    e) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;

    g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    i) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm:

    a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1.200 gam;

    b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích từ 750 mililít đến dưới 1.800 mililít.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng 1.200 gam trở lên;

    b) Tiền chất ở thể lỏng có thể tích 1.800 mililít trở lên.

    5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì được quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đi, số lượng tiền chất thuộc khoản nào, thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản đó.

    6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Điều 253 BLHS năm 2015 quy định bốn tội phạm trong cùng một điều luật bao gồm: Tội tàng trữ tàng tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy; Tội vận chuyển tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy; Tội mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy và Tội chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt được hiểu tương tự như đối với các tội phạm được quy định tại Điều 249, 250, 251, 252, chỉ khác ở đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của tội phạm là các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Tiền chất ma tuý là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.[2]

    Theo quy định tại Điều 253 khoản 1, điều kiện để truy cứu TNHS đối với người có hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là thoả mãn mức định lượng tối thiểu đối với tiền chất, cụ thể khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với tiền chất ở thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với tiền chất ở thể lỏng. Ngoài ra, nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cũng phải chịu TNHS về tội phạm được quy định tại Điều 253.

    Chủ thể của tội phạm theo quy định này là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4 của điều luật. Người phạm tội này có lỗi cố ý trực tiếp, họ hoàn toàn nhận thức rõ hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

    Hình phạt quy định tại Điều 253 bao gồm 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết thuộc khoản 1.

    - Khung 2: phạt tù từ 06 năm đến 13 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 2.

    - Khung 3: phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 3.

    - Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng thuộc khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một trong số các hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    8. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Có số lượng 20 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng loại hoặc khác loại trở lên;

    e) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Điều 254 BLHS năm 2015 quy định về bốn tội phạm trong cùng một điều luật bao gồm: Tội sản xuất dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội tàng trữ dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy; Tội vận chuyển dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy Tội mua bán dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán được hiểu tương tự như đối với các tội phạm được quy định tại Điều 248, 249, 250, 251chỉ khác ở đối tượng tác động của tội phạm. Đối tượng tác động của các tội phạm này là các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy. Đây là những vật được sản xuất ra chuyên dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy hay được sử dụng vào mục đích sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy mặc dù được sản xuất ra với mục đích khác chẳng hạn như máy dập viên nén được người phạm tội dùng vào việc dập viên ma tuý tổng hợp, ống thuỷ tinh, ống hút được người phạm tội dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý,...

    Theo quy định tại Điều 254, điều kiện truy cứu TNHS đối với người có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy là “có số lượng từ 06 đơn vị đến 19 đơn vị dụng cụ, phương tiện cùng các loại hoặc khác loại”. Ngoài ra, nếu người phạm tội “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” cũng phải chịu TNHS về tội phạm được quy định tại Điều 254.

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội được mô tả với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ những phương tiện, dụng cụ mình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán sẽ được dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện hành vi.

    Điều 254 BLHS 2015 quy định 2 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1.

    - Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng từ điểm a đến điểm h khoản 2.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    9. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    đ) Đối với người đang cai nghiện;

    e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

    b) Gây tn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

    d) Đối với người dưới 13 tuổi.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    b) Làm chết 02 người trở lên.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 255 được hiểu là những hành vi chủ động tụ tập và tạo điều kiện cần thiết để tiến hành việc sử dụng trái phép chất ma tuý như đưa trái phép chất ma túy và cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm không thuộc quyền chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác); cung cấp dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể của họ. Người phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn khác nhau như cho người khác dùng thử ma tuý để khiến họ bị nghiện, hoặc cho người khác sử dụng trái phép chất ma tuý không phải trả tiền ngay,…

    Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS khi thực hiện hành vi phạm tội nêu trên với lỗi cố ý trực tiếp sẽ phải chịu TNHS về tội phạm này.

    Điều 255 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.

    - Khung 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2.

    - Khung 3: phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 3.

    - Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân đối với người phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng được quy định tại khoản 4.

    Hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung là: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    10. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 255 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Đối với người dưới 16 tuổi;

    d) Đối với 02 người trở lên;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi phạm tội ở đây là hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy được hiểu là người có địa điểm (địa điểm này thuộc quyền chiếm hữu hoặc quản lý của họ) biết người khác có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn cho mượn hoặc thuê địa điểm để người đó trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy. Người phạm tội có thể thực hiện hành vi dưới hình thức hành động phạm tội (cho mượn, cho thuê địa điểm,...) hoặc không hành động phạm tội như biết người khác (không phải là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của mình) là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng vẫn để mặc cho những người đó sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa điểm của mình.

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ việc chứa chấp người khác sử dụng trái phép chất ma túy là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi chứa chấp hoặc có ý thức để mặc cho người khác sử dụng địa điểm của mình để sử dụng trái phép chất ma tuý.

    Điều 256 quy định 02 khung hình phạt chính:

    - Khung 1: Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.

    - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp tăng nặng được quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    11. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư li;

    d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tui;

    đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    e) Đối với 02 người trở lên;

    g) Đi với người đang cai nghiện;

    h) Gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

    a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;

    b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

    c) Đối với người dưới 13 tuổi.

    4. Phạm tội trong trường hợp làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    b) Phân tích, bình luận

    Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ. Ví dụ: giữ chân, tay nạn nhân rồi dùng kim tiêm có chứa ma tuý chích vào người họ, hoặc dùng súng đe doạ, buộc họ phải tự chích ma tuý vào cơ thể mình,...

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

    Điều 257 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.

    - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.

    - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    12. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy

    1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;

    d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;

    đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;

    e) Đối với 02 người trở lên;

    g) Đối với người đang cai nghiện;

    h) Gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;

    b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;

    c) Đối với người dưới 13 tuổi.

    4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    b) Phân tích, bình luận

    Hành vi phạm tội được mô tả trong khoản 1 Điều 258 là hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Do bị tác động nên từ chỗ người không có ý muốn sử dụng chất ma tuý đã tự nguyện, chủ động sử dụng.

    Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

    Hình phạt: Điều 258 BLHS năm 2015 quy định 4 khung hình phạt chính:

    - Khung 1. Quy định hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.

    - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.

    - Khung 3. Quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 15 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3.

    - Khung 4. Quy định hình phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    13. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

    a) Quy định của BLHS 2015

    Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần

    1.Người nào có trách nhiệm trong quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XX của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    b) Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    c) Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyn chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    d) Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    đ) Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên bin;

    e) Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    b) Giải thích, bình luận

    Người phạm tội có hành vi xâm phạm quy định của Nhà nước về chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy. Đối tượng tác động của tội này là các chất ma túy, các tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.

    Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm một trong số các hành vi sau:

    - Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    - Vi phạm quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    - Vi phạm quy định về giao nhận, vận chuyển chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    - Vi phạm quy định về phân phối, mua bán, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần;

    - Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tại khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới, trên biển;

    - Vi phạm quy định về cấp phát, cho phép sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần.

    Người phạm tội chỉ phải chịu TNHS về tội phạm này khi thực hiện một trong số các hành vi được liệt kê kể trên nếu trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XX của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Chủ thể của tội phạm là người có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý.

    Điều 259 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt chính:

    - Khung 1. Quy định hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1.

    - Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, áp dụng đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2.

    Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm./.

     

    [1]Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS năm 1999

    [2]Khoản 4 Điều 2 Luật phòng chống ma tuý